Mấy ngày qua khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa bất thường làm cho trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Số trẻ em mắc bệnh ngày càng tăng và đáng lo ngại, tuy nhiên các bậc phụ huynh cần chú ý để chăm sóc con em mình thật tốt.
Sau đây, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về Bệnh đường hô hấp ở trẻ và cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ để có cái nhìn tổng quát hơn nhé!
Bệnh hô hấp ở trẻ em
1.1 Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
- Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm đường hô hấp của trẻ là do nhiễm virus:
Ở Việt Nam, bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi, đa số là virus lành tính. Một số loại virus gây bệnh như virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus á cúm, virus sởi, Adenovirus (còn gọi là virus hạch), Rhinovirus, Enterovirus, Corona virus và một số loài nấm…
- Nguyên nhân thứ hai gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ là nhiễm vi khuẩn. Đứng đầu là vi khuẩn Haemophilus influenzae tuýp B hay còn được gọi là Hib. Ngoài ra, vi khuẩn phế cầu có tên khoa học là Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella, vi khuẩn Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…
- Bên cạnh đó, viêm đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do dị ứng với thời tiết,các kháng nguyên có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá.
- Nguyên nhân phổ biến cho trẻ em là do hệ thống miễn dịch cơ thể còn yếu nên dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm Amidan, viêm VA, viêm xoang, viêm tai giữa.
- Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng xâm nhập của một số loại virus. Trong đó, các tác nhân virus, vi khuẩn có thể kể đến là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, một số loại nấm…
- Lý do dẫn đến tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, hoặc người bị suy giảm miễn dịch.
- Không những thế, nguyên nhân từ môi trường sống cũng ảnh hưởng không kém như môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc với điều kiện vệ sinh kém. Trẻ nằm ở phòng có điều hòa với nhiệt độ thấp, khiến mũi họng thường bị khô dẫn đến viêm, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao hơn khi thời tiết chuyển lạnh
1.2 Một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Khi trẻ bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp sẽ có những hiện tượng sau đây:
- Sốt: Đây là biểu hiện thường gặp nhất, trẻ em thường dễ sốt cao hơn người lớn, thân nhiệt có thể tăng cao 39-40 độ C, kèm theo các dấu hiệu như viêm kết mạc, ngứa, đau mắt, chảy nước mắt…
- Ho: Không chỉ sốt, trẻ còn có thể bị ho, và được xuất hiện từng cơn, ho khan có đờm hoặc không đờm.
- Khó thở: Biểu hiện ít gặp hơn và không phải ai bị bệnh cũng có triệu chứng này. Nếu bé con nhà bạn đã xuất hiện triệu chứng này nghĩa là bệnh đã có dấu hiệu trở nặng. Nếu không được chữa trị tốt và kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến mãn tính, những cơn ho, rát họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi diễn ra thường xuyên.
- Trẻ quấy khóc về đêm nếu bị viêm tai giữa, viêm xoang…
- Trẻ biếng ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Nếu trẻ nhà bạn bị viêm VA mãn tính kéo dài do trực khuẩn, có chất nhầy màu xanh ở mũi, trường hợp gây viêm xoang thường kèm theo triệu chứng đau đầu.
Phòng bệnh hô hấp cho trẻ
- Cách phòng bệnh hô hấp đơn giản mà an toàn hơn cả là tiêm chủng đầy đủ.
- Ngoài ra bạn có thể giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh. Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
- Nếu trẻ có những biểu hiện của nhiễm khuẩn hô hấp trên hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn bác sĩ kịp thời.
- Tạo môi trường sống thông thoáng cho bé.
- Cho trẻ uống nước nhiều, giữ ấm cơ thể và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
- Cho trẻ bú mẹ từ những giờ đầu sau sinh và duy trì đến 2 tuổi.
- Ăn dặm đúng thời điểm với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để tăng sức đề kháng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Tránh nhiễm lạnh cho trẻ bằng cách không cho trẻ ăn uống đồ quá lạnh.
- Không nên tiếp xúc với môi trường có khói thuốc lá và bụi, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
Trên đây là những chia sẻ của mình về Bệnh đường hô hấp ở trẻ và cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Cảm ơn bạn đã xem bài chia sẻ này.
Nguồn : https://www.hmins.org/